0 reply
0 recast
0 reaction

"Làm sao để người giỏi chịu dạy mình?".
Làm thế nào thì mình nghĩ nó còn tùy vào từng trường hợp cụ thể, mối nhân duyên lẫn cách giao tiếp của đôi bên. Tuy nhiên, có điều để học hỏi từ người giỏi, hãy tự hỏi bản thân liệu bạn đã chuẩn bị sẵn 7 loại "học phí" sau chưa. Đây là 7 loại học phí mà mình tham khảo được từ cuốn Sức mạnh mối quan hệ và thấy cũng khá hợp lý, cụ thể như sau:
1. Thời gian:
Tri thức và kỹ năng bạn có được không phải do tiền bối trực tiếp truyền miệng cho bạn mà là bạn phải tự tích lũy thông qua quá trình quan sát và học tập cách họ làm việc. Do đó, bạn phải bỏ ra nhiều thời gian.
2. Sức mạnh ý chí:
Dù người thầy có tốt đến mấy cũng không thể đem lại ảnh hưởng tích cực nếu học trò lười biếng và “cả thèm chóng chán”. Muốn học được tinh hoa, bạn nhất định phải kiên trì và nhẫn nại, dẹp bỏ đi thái độ lười và nhu cầu an nhàn của bản thân.
3. Tiền bạc
Học hỏi là quá trình khó tránh khỏi phát sinh chi phí. Bạn phải chi trả học phí, phí mua tài liệu, phí đăng ký khóa học,… Tất cả các chi phí đầu tư vào việc học đều là xứng đáng đến đừng ngần ngại bỏ tiền đúng cách.
4. Bị trách mắng
Sẽ có lúc người thầy hay tiền bối đánh giá bạn bằng những lời lẽ tiêu cực, độc địa, đá kích trực tiếp vào sự tự tin của bạn, khiến bạn mất dũng khí học hỏi. Đây cũng là cái giá phải trả để bạn có thể lĩnh hội được kiến thức tinh hoa.
Bạn đừng nhụt chí cũng đừng thất vọng. Hãy thể hiện giá trị của bản thân một cách phù hợp để họ thấy được sự khác biệt của bạn, để cho họ thấy bạn xứng đáng được họ truyền đạt những kiến thức quan trọng.
5. Sai phương hướng
Do quá ngưỡng mộ một người mà chúng ta thường chọn ngành nghề tương ứng với họ. Thế rồi một ngày ta nhận ra bản thân mình không phù hợp và dần mất phương hướng. Khi phát hiện bản thân đang đi sai đường, hãy bình tĩnh ngồi xuống để vạch ra thứ mình đam mê và thứ mình có thể làm để tìm một con đường khác phù hợp hơn.
6. Tự tôn
Khi đối mặt với tiêu chuẩn gắt gao của người thầy giỏi, lòng tự tôn của bạn có thể bị đè nén. Nếu bạn vượt qua cửa ải này thì bạn sẽ chứng minh được khả năng của mình trong mắt người thầy, để họ sẵn lòng truyền đạt cho bạn những tinh hoa mà họ đã đúc kết được.
7. Năng lực phân biệt
Bạn phải có khả năng phán đoán được đâu là một người thầy tốt và đâu là một người mà bạn sẽ chẳng học hỏi được gì. Khi tìm kiếm một người thầy, bạn phải đánh giá xem liệu họ có thể dạy bạn điều gì chứ không chỉ dựa vào việc bạn yêu thích hay có thiện cảm với người đó. Hãy nhớ rằng kiến thức thực tiễn và hữu ích mới là thứ bạn cần. 3 replies
1 recast
15 reactions
1 reply
0 recast
1 reaction
1 reply
0 recast
1 reaction
1 reply
0 recast
1 reaction
0 reply
0 recast
0 reaction